Tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác được đánh giá như thế nào?

Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác được quy như thế nào? Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022 quy định như thế nào? Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.

1. Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác được quy như thế nào?

Tại Điều 8 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác được quy như sau:

1. Đối với 03 chương trình mục tiêu quốc gia

Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các bộ, cơ quan trung ương được giao chủ trì các chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo cụ thể:

a) Tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình;

b) Tổng mức kinh phí cho Chương trình theo phê duyệt của cấp thẩm quyền; kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025 đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (cụ thể nguồn NSTW, NSĐP; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động khác - nếu có), theo từng lĩnh vực chi (nếu có);

c) Việc bổ sung, phân bổ, giao dự toán năm 2022 (gồm cả dự toán năm 2021 chuyển sang) đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia; tiến độ giải ngân, khả năng thực hiện năm 2022, chi tiết đối với từng nguồn NSTW, NSĐP; nguồn vốn ĐTPT, chi thường xuyên; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động khác - nếu có), theo từng lĩnh vực chi;

d) Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).

2. Đối với các nhiệm vụ thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 cần tiếp tục thực hiện và được cấp thẩm quyền phê duyệt dưới dạng chương trình, dự án, đề án giai đoạn 2021-2025 hoặc đến năm 2030, được giao dự toán, bổ sung hoặc đang trình bổ sung kinh phí năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương báo cáo tình hình ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện năm 2022 theo từng lĩnh vực chi. Trường hợp có sử dụng nguồn vốn ngoài nước, báo cáo riêng tình hình phân bổ, giải ngân đối với từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các đề xuất kiến nghị (nếu có).

3. Đối với các chương trình, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngoài nước:

a) Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi năm 2022, việc điều chỉnh, bổ sung năm 2022 (nếu có) theo Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết, chi tiết theo từng nguồn vốn (vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức); cơ chế tài chính, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có). Đối với vốn viện trợ không hoàn lại, đánh giá về việc tiếp nhận các khoản viện trợ mới phát sinh, chưa có trong dự toán, tiến độ về thủ tục bổ sung dự toán; đánh giá rà soát việc giao dự toán vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm khi không tách rõ cơ cấu giữa vốn vay và vốn viện trợ và đề xuất giải pháp triển khai.

b) Đánh giá kết quả giải ngân vốn ngoài nước, so sánh với dự toán được giao; làm rõ nguyên nhân của việc giải ngân chậm, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và các cơ quan có liên quan; đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.

2. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022 quy định như thế nào?

Theo Điều 9 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022 quy định như sau:

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá việc thực hiện chính sách tạo nguồn chi cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2022.

Trân trọng!

Chương trình mục tiêu quốc gia
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình mục tiêu quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ chế, chính sách đặc thù cho 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo đảm thống nhất trong quy định về chương trình mục tiêu quốc gia: Khẩn trương ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp của Bộ Tài chính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác được đánh giá như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình mục tiêu quốc gia
Nguyễn Minh Tài
344 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chương trình mục tiêu quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào