Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có quy định như thế nào?
- Quy định chung về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào?
- Cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như thế nào?
- Quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của Bộ Tài chính trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào?
Quy định chung về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 151 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định chung về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
b) Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;
c) Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
d) Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
- Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;
- Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như thế nào?
Theo Điều 152 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như sau:
1. Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài trong việc quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
2. Bộ Tài chính thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin quản lý, giám sát với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành khác và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai liên kết, hợp tác giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Nhà nước thực hiện.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được chấp thuận trong tên doanh nghiệp có sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “bảo hiểm”, “tái bảo hiểm” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn đó là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được chấp thuận trong tên doanh nghiệp có sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “môi giới bảo hiểm”, “môi giới tái bảo hiểm” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn đó là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Như vậy, cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như sau:
- Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài trong việc quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
- Bộ Tài chính thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin quản lý, giám sát với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành khác và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai liên kết, hợp tác giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Nhà nước thực hiện.
Quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của Bộ Tài chính trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ Điều 153 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của Bộ Tài chính trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
1. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu các cổ đông, thành viên góp vốn, người quản lý, người kiểm soát, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm giải thích và cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
c) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, công ty quản lý quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, an toàn tài chính, khả năng thanh toán quy định tại các điều 95, 99, 100, 109 và 110 của Luật này. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
2. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo quy định tại Điều này phải được thực hiện bằng văn bản, nêu rõ mục đích, căn cứ, nội dung, phạm vi yêu cầu.
3. Các thông tin do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định tại Điều này phải được bảo mật theo quy định của pháp luật và chỉ được sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu các cổ đông, thành viên góp vốn, người quản lý, người kiểm soát, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm giải thích và cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?