Đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm gồm các nguồn nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn nào?
Tại khoản 2 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn sau đây:
a) Phần vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
b) Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm có quyền lợi liên kết với các chỉ số đầu tư của nước ngoài và phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm được giao kết với các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn sau:
- Phần vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
- Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm có quyền lợi liên kết với các chỉ số đầu tư của nước ngoài và phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm được giao kết với các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài.
Đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm gồm các nguồn nào? (Hình từ Internet)
Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ theo những quy định nào?
Theo khoản 3 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ các quy định chung về đầu tư quy định tại Điều 99 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Thực hiện dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đó;
d) Thực hiện quản lý và theo dõi tách biệt nguồn vốn đầu tư, tài sản đầu tư, doanh thu, chi phí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
đ) Không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
e) Được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ theo những quy định sau:
- Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
- Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Thực hiện dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đó;
- Thực hiện quản lý và theo dõi tách biệt nguồn vốn đầu tư, tài sản đầu tư, doanh thu, chi phí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 ý nghĩa, hay nhất?
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2025? Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được cấp khi nào?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng năm 2025?