Các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm có các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định doanh nghiệp bảo hiểm có các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm như sau:
Việc chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm, tài sản và trách nhiệm tương ứng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thực hiện trong trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 8 Điều 113 của Luật này;
2. Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động;
3. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động;
4. Các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 của Luật này.
Việc chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm, tài sản được thực hiện trong trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 8 Điều 113 của Luật này;
- Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động;
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động;
- Các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 của Luật này.
Các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Theo Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm được quy định:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhận chuyển giao;
b) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
c) Bảo đảm điều kiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sau khi nhận chuyển giao.
2. Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ của toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
3. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này, nếu giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao phải thỏa thuận với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc giảm số tiền bảo hiểm hoặc quyền lợi bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bảo hiểm.
4. Trường hợp không đồng ý với việc chuyển giao, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhận chuyển giao;
- Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
- Bảo đảm điều kiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sau khi nhận chuyển giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?