Thực hiện thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế? Quy định về việc đổi thẻ bảo hiểm y tế như?
Thực hiện thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ra sao?
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Lan Ngọc. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế. Cho tôi hỏi, thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Lan Ngọc (lanngoc*****@gmail.com)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm y tế 2008 và Khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
Về thủ tục, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì nếu đang đi làm tại công ty, đơn vị, người lao động nộp cho người sử dụng lao động:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Đơn vị nộp: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật bảo hiểm y tế 2008 và các văn bản liên quan.
Quy định về việc đổi thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc đổi thẻ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định hiện hành thì Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 có quy định về việc đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:
- Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
+ Rách, nát hoặc hỏng;
+ Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
+ Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
- Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
+ Thẻ bảo hiểm y tế.
- Thủ tục đổi thẻ: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đổi thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Lưu ý: Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong 1 ngày có bị giới hạn không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trường hợp sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong cùng một ngày có được bảo hiểm y tế thanh toán không?
Trả lời:
Tại Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 và Khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, có quy định về các trường hợp không được bảo hiểm y tế chữa trị, có:
- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Như vậy, đối với trường hợp sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nhiều lần trong cùng một ngày không thuộc trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả. Đối với trường hợp sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nhiều lần trong cùng một ngày vẫn được bảo hiểm y tế chi trả.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BYT, có quy định:
Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?