Cần cung cấp giấy tờ nào khi nhận tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế trong trường hợp nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội?
Cần cung cấp giấy tờ nào khi nhận tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế trong trường hợp nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội?
Mục 4, phần hướng dẫn của Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về các giấy tờ cần cung cấp khi nhận kết quả cấp lại thẻ bảo hiểm y tế là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, người nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
4. Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:
a) Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: Cung cấp giấy hẹn và thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.
b) Người khác nhận thay:
Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế sau: bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu là người giám hộ: Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư). Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên, cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định nêu trên, đối với người hưởng chế độ trực tiếp nhận:
Cung cấp giấy hẹn và thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.
Người khác nhận thay:
- Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ cung cấp:
+ Giấy hẹn,
+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế như:
++ Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh
++ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn
++ Bản sao giấy xác nhận thông tin về cư trú
++ Bản sao giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu là người giám hộ, cung cấp:
+ Giấy hẹn,
+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân,
+ Giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên, cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Những giấy tờ cần cung cấp khi nhận kết quả cấp lại thẻ bảo hiểm y tế là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, người nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023, thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế gồm các bước như sau:
Bước 1: Người tham gia BHYT nộp cơ hồ sơ bao gồm tờ khai điều chỉnh thông tin bảo hiểm y tế đến phận một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, huyện nơi cư trú.
Bước 2: Cán bộ một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành:
- Kiểm tra,
- Nhận Tờ khai tham gia,
- Điều chỉnh thông tin bảo hiểm y tế;
- Ghi giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế đồng thời ký vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế tới người tham gia bảo hiểm ý tế ký vào ô người nộp hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế có mất phí không?
Khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về lệ phí khi cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
...
4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, với quy định hiện hành, khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015.
Theo đó, có thể kết luận, với quy định hiện nay, việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế hoàn toàn không mất phí.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?