Người khuyết tật và người bình thường có độ tuổi nhập học giống nhau?
Độ tuổi nhập học của người khuyết tật giống với người bình thường không?
Theo Khoản 2 Điều 27 Luật người khuyết tật 2010 giáo dục đối với người khuyết tật có quy định:
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định ưu tiên nhập học cho người khuyết tật:
Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
Như vậy, độ tuổi nhập học của người khuyết tật có thể cao hơn hoặc bằng người bình thường với người bình thường. Trường hợp của bạn thì bé nhà bạn được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi, còn nếu bạn không muốn thì bạn có thể tham khảo và lựa chọn những phương thức giáo dục phù hợp với bé của bạn.
Giáo dục người khuyết tật có những phương thức nào?
Căn cứ Điều 28 Luật người khuyết tật 2010 phương thức giáo dục người khuyết tật được quy định:
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Do đó, phương thức giáo dục người khuyết tật gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/20012025/TT27.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-12/17122024/nguoi-khuyet-tat.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-11/28112024/ngay-quoc-tet-nguoi-khuyet-tat.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-11/15112024/nguoi-khuyet-tat.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/15112024/nguoi-khuyet-tat.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241002/giay-to-cm.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/TTNH/thang4/cham-soc-nguoi-khuyet-tat.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/TTNH/thang4/xac-dinh-muc-do-khuyet-tat.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/04052024/muc-do-khuyet-tat.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTNT/thang3/nguoi-khuyet-tat.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?