Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ ra sao?

Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ như thế nào? Con của phạm nhân nữ bao nhiêu tuổi thì phải gửi về cho gia đình nuôi dưỡng? Đơn vị nào sẽ tiếp nhận con của nữ phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên khi không có thân nhân nhận về nuôi?    

Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ như thế nào?

Xin hỏi, ngoài thời gian lao động 8 tiếng thì bên quản giáo nếu yêu cầu làm thêm giờ thì khi làm thêm như vậy phạm nhân sẽ được chế độ gì?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:

Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

Như vậy, về nguyên tắc ngoài thời gian lao động 8 tiếng thì bên quản giáo nếu yêu cầu làm thêm giờ thì khi làm thêm như vậy phạm nhân sẽ được chế độ là được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

Con của phạm nhân nữ bao nhiêu tuổi thì phải gửi về cho gia đình nuôi dưỡng?

Con của phạm nhân nữ bao nhiêu tuổi thì sẽ phải gửi về cho gia đình nuôi dưỡng? Nhờ tư vấn.

Trả lời:

Căn cứ Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định:

Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

Như vậy, theo quy định thì phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng.

Đơn vị nào sẽ tiếp nhận con của nữ phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên khi không có thân nhân nhận về nuôi?

Cho hỏi theo luật thì đơn vi nào sẽ tiếp nhận con của phạm nhân nữ từ 36 tháng tuổi trở lên khi không có thân nhân nhận về nuôi?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định:

Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

Như vậy, theo quy định thì cơ sở bảo trợ xã hội sẽ được chỉ định để tiếp nhận, nuôi dưỡng con của phạm nhân nữ từ 36 tháng tuổi trở lên theo quy định trên.

Trân trọng!

Làm thêm giờ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Làm thêm giờ
Hỏi đáp Pháp luật
Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn số giờ làm thêm khi người lao động làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02/PLIV Văn bản thông báo làm thêm giờ theo Nghị định 145?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, những ngành nghề nào được làm thêm đến 300 giờ/năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi trả tiền lương do sử dụng NLĐ làm thêm giờ có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được từ chối tăng ca ngày lễ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 được tính lương làm thêm giờ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01b-LĐTL bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và hướng dẫn cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
1 tháng được làm thêm bao nhiêu giờ? Có được yêu cầu làm thêm giờ mà không cần sự đồng ý của người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Làm thêm giờ
Huỳnh Minh Hân
660 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào