Đóng gói, vận chuyển, vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân thế nào?
Đóng gói, vận chuyển, vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân
1. Nhân lực
a) Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ): Người điều khiển phương tiện vận chuyển có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ hoặc có người áp tải có Giấy chứng nhận này;
b) Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3 theo QCVN 06:2010/BKHCN: Phải có người phụ trách ứng phó sự cố được cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ.
2. Bảo đảm an toàn, an ninh
a) Kiện hàng phải được đóng gói, dán nhãn theo quy định về vận chuyển an toàn nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
b) Có thiết bị đo suất liều chiếu xạ để giám sát an toàn trong quá trình vận chuyển;
c) Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
d) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 6:2010/BKHCN, chất thải phóng xạ mức cao theo Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn bức xạ - Quản lý chất thải phóng xạ - Phân loại chất thải phóng xạ (TCVN 6868:2001): Kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này;
đ) Phương tiện vận chuyển đường bộ, khoang hàng vận chuyển bằng đường sắt phải gắn nhãn cảnh báo hàng nguy hiểm phóng xạ theo quy định khi vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
e) Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ: Chỉ được sử dụng ôtô và không được chở hành khách khi vận chuyển (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ).
3. Ngoài việc thực hiện các điều kiện trên, tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân còn phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
Căn cứ Điều 14 Nghị định trên quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
1. Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
2. Trường hợp bản sao không được công chứng, chứng thực hoặc được sao y từ bản gốc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc gửi bản chính để đối chiếu.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ cùng một thời điểm các thành phần hồ sơ giống nhau chỉ cần nộp 01 bản cho tất cả các loại công việc bức xạ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?