Khiếu nại quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thì ai là người giải quyết khiếu nại?
Khiếu nại quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thì ai là người giải quyết?
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
d) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn sẽ do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết khiếu nại theo quy định trên.
Xử lý đơn khiếu nại Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về xử lý đơn khiếu nại như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền xử lý như sau:
1. Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự và Điều 7 của Thông tư này thì thụ lý giải quyết khiếu nại; trường hợp đơn chưa đủ điều kiện thụ lý thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết lý do hoặc hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến khiếu nại để được thụ lý giải quyết.
2. Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự khác thì chuyển cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định và thông báo cho người khiếu nại biết.
3. Trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành thì không thụ lý nhưng phải có văn bản hướng dẫn, trả lời cho người khiếu nại biết. Việc hướng dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần. Không xem xét, thụ lý giải quyết đối với đơn khiếu nại về việc hướng dẫn, trả lời đơn.
4. Trường hợp thực hiện lưu đơn:
a) Đơn khiếu nại đã được chuyển, hướng dẫn, trả lời, giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng đương sự tiếp tục có đơn khiếu nại cùng nội dung;
b) Đơn khiếu nại giấu tên, dùng tên người khác, không rõ địa chỉ, nhân danh tập thể, không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
c) Đơn viết bằng tiếng nước ngoài không kèm bản dịch được công chứng;
d) Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo;
đ) Đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
e) Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được;
g) Đơn đồng thời gửi nhiều cơ quan, trong đó đã đề gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
h) Đơn không xác định rõ người bị khiếu nại, hành vi bị khiếu nại mà đã mời người khiếu nại hợp lệ hai lần để xác định nội dung khiếu nại hoặc đã có văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu nhưng người khiếu nại không đến không cung cấp theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng.
Thời hạn lưu đơn là 01 năm, hết thời hạn lưu đơn thì xem xét quyết định việc tiêu hủy đơn theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp đơn khiếu nại việc không thụ lý giải quyết khiếu nại của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì người có thẩm quyền xem xét xử lý như sau:
a) Nếu việc không thụ lý giải quyết khiếu nại của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới là có căn cứ thì có văn bản trả lời người khiếu nại;
b) Nếu nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới và đủ điều kiện thụ lý thì có văn bản chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới giải quyết theo quy định, đồng thời thông báo cho người khiếu nại biết.
6. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?