Yêu cầu bên thua kiện bồi thường chi phí thuê luật sư được không?
Có được yêu cầu bên thua kiện bồi thường chi phí thuê luật sư không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, chi phí thuê luật sư không thuộc vào trường hợp thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.
Khi xét xử, giải quyết một vụ án dân sự không phụ thuộc hoàn toàn vào sự tham gia của luật sư hay nói cách khác, có hay không có luật sư thì vụ án vẫn được tiến hành giải quyết.
Vì vậy Tòa án thường cân nhắc và cho rằng đây không phải chi phí hợp lý, bắt buộc nên bạn không thể yêu cầu bồi thường về chi phí luật sư.
Căn cứ Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chi phí cho người phiên dịch, luật sư như sau:
Chi phí cho người phiên dịch, luật sư
1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.
Như vậy, chi phí luật sư thường do người có yêu cầu, là bạn chịu, ngoại trừ trường hợp bạn thỏa thuận với nguyên đơn rằng nguyên đơn chịu chi phí luật sư của bạn.
Yêu cầu bên thua kiện bồi thường chi phí thuê luật sự được không? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ chịu chi phí giám định thuộc về ai?
Căn cứ Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu chi phí giám định như sau:
Nghĩa vụ chịu chi phí giám định
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định;
4. Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 160 của Bộ luật này, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
Như vậy, nếu kết quả giám định cho thấy rằng yêu cầu của bạn là có căn cứ hoàn toàn và bên thua kiện là nguyên đơn thì bên nguyên đơn sẽ chịu chi phí giám định.
Còn nếu yêu cầu giám định của bạn chỉ có căn cứ một phần thì bạn phải nộp chi phí giám định đối với phần không có căn cứ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và luật khác quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Đề thi IOE lớp 6 cấp trường có đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận?
- Lịch âm tháng 11 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết và những điểm nổi bật?
- Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp nào?
- Thời gian diễu hành 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là khi nào?