Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình công ty TNHH hay không?
Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình công ty TNHH không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về văn phòng Thừa phát lại như sau:
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Như vậy, văn phòng Thừa phát lại thành lập không được tổ chức theo loại hình công ty TNHH mà chỉ có thể tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh theo quy định trên.
Văn phòng Thừa phát lại có được mở chi nhánh hay không?
Theo Khoản 5 Điều trên có quy định như sau:
Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, Văn phòng thừa phát lại không được phép mở chi nhánh ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại.
Trân trọng!
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Nhà đầu tư phải thông báo về thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho cơ quan trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?