Nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực và các Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-BNN-PC năm 2022 nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
1. Làm đầu mối tham mưu giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2, khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Quy chế này.
2. Chủ trì chuẩn bị dự thảo Chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng, dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng.
3. Chủ trì tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai, thực hiện các văn bản này; chuẩn bị nội dung, tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Hội đồng.
4. Phối hợp với Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, các cơ quan liên quan để tổ chức các hoạt động PBGDPL; sơ kết, tổng kết, kiểm tra công tác PBGDPL theo kế hoạch của Hội đồng.
5. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Hội đồng kết quả việc thực hiện các kết luận, các hoạt động của Hội đồng.
6. Chỉ đạo hoạt động của Tổ thư ký và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Nhiệm vụ của các Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ Điều 7 Quy chế này nhiệm vụ của các Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
1. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng hoặc thông tin cho Cơ quan Thường trực Hội đồng. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ.
2. Tham mưu, đề xuất Chủ tịch Hội đồng và Hội đồng các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm về PBGDPL chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý và công tác phối hợp với các thành viên Hội đồng để tổ chức thực hiện.
Đề xuất với Hội đồng kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch PBGDPL thuộc lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình; các biện pháp phối hợp, lồng ghép PBGDPL thuộc lĩnh vực mình phụ trách với các lĩnh vực khác.
3. Giúp Thủ trưởng cơ quan, tổ chức mà mình là đại diện làm thành viên Hội đồng:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn hoặc trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác PBGDPL thuộc phạm vi quản lý; chuyển đổi số công tác PBGDPL trong ngành, lĩnh vực phụ trách;
b) Báo cáo Hội đồng (định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất) và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập phát sinh từ công tác PBGDPL thuộc phạm vi quản lý.
c) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch PBGDPL của Hội đồng tại đơn vị mình.
4. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?