Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-BNN-PC năm 2022 cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên.
2. Cơ quan Thường trực Hội đồng.
3. Tổ thư ký của Hội đồng.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Quy chế này nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định như sau:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng, các thành viên của Hội đồng;
b) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng, hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng; Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng được quy định tại Điều 4 của Quyết định số 1412/QĐ-BNN-PC ngày 19/4/2022;
c) Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng; điều hành, phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hoạt động và lĩnh vực công tác; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao;
d) Chỉ đạo kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, kinh phí hàng năm cho hoạt động của Hội đồng; quyết định việc huy động và phân bổ sử dụng kinh phí từ các nguồn có được để hỗ trợ cho công tác PBGDPL;
đ) Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng;
e) Ký ban hành các văn bản của Hội đồng, chương trình, kế hoạch phối hợp PBGDPL hàng năm và các kết luận của Hội đồng;
g) Yêu cầu các thành viên Hội đồng, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện báo cáo, thông tin về hoạt động PBGDPL khi cần thiết;
h) Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng;
i) Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích; phê bình, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác PBGDPL;
k) Giải quyết công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?