Cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tôn giáo có phải xin giấy phép xây dựng hay không?
Cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tôn giáo có phải xin giấy phép xây dựng không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ như sau:
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật.
2. Khi cải tạo, lắp đặt cc không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 58 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như sau:
2. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.
3. Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.
Như vậy, đối với việc cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tôn giáo thuộc các trường hợp trên mà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Đối với các trường hợp là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc công trình tôn giáo khi thay cải tạo, lắp đặt làm thay đổi kết cấu chịu lực, làm thay đổi công năng sử dụng hoặc gây ảnh hưởng tới môi trường sẽ phải thực hiện theo quy định về pháp luật xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể có phải công bố trên phương tiện thông tin đại chúng không?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo như sau:
1. Việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo phải được công bố công khai trên ba số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 15 ngày sau khi giải thể.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền giải thể chịu trách nhiệm việc công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo sẽ phải được công bố công khai trên ba số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?