Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác trong thi hành án tử hay không?
Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác trong thi hành án tử không?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên như sau:
1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Thuốc làm mất tri giác;
b) Thuốc làm liệt hệ vận động;
c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.
Do đó, không phân biệt tội phạm thực hiện hành vi phạm tội nào, khi thi hành án tử đều được sử dụng 3 liều thuốc trên.
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm những gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định trên quy định như sau:
2. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;
b) Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
c) Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
d) Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
đ) Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.
Trân trọng!
Lê Bảo Y
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?