Toà án cấp huyện có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Giải thích luật bằng văn bản quy phạm pháp luật nào?
Toà án cấp huyện có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Cho hỏi: Toà án nhân dân cấp huyện có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Trả lời: Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, Toà án nhân dân cấp huyện không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Giải thích luật bằng văn bản quy phạm pháp luật nào?
Được biết việc giải thích luật nhằm làm rõ tinh thần, nội dung của luật. Vậy cho hỏi việc giải thích luật sẽ được thực hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật nào?
Trả lời: Khoản 3 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định:
Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.
Và điểm a Khoản 2 Điều 16 Luật này cũng quy định: Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Như vậy, theo quy định thẩm quyền giải thích luật là việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Và Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết để giải thích luật.
Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội?
Xin hỏi Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội có đúng không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.
Như vậy, đối với thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?