Xử lý thế nào với bác sĩ tiêm nhầm thuốc gây chết người?

Bác sĩ tiêm lộn thuốc gây chết người xử lý như thế nào? Nghĩa vụ của bác sĩ đối với người bệnh? Gia đình tôi có người phải nhập viện điều trị, nhưng do sơ suất người bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị đã tiêm nhầm thuốc dẫn đến người thân tôi bị tử vong. Cho tôi hỏi người bác sĩ này sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Bác sĩ tiêm lộn thuốc gây chết người xử lý như thế nào? 

Căn cứ Điều 129 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như sau:

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 11 Bộ luật này quy định vô ý phạm tội là

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có quy định nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.

3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.

Bác sĩ là người có chuyên môn cao, phải biết trước hậu quả tiêm lộn thuốc cho bệnh nhân sẽ gây tử vong. Bác sĩ là người có trách nhiệm sử dụng đúng chức năng của thuốc, nhưng do vô ý cẩu thả đã tiêm nhầm thuốc dẫn đến tử vong.

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định bác sĩ thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề khi có sai sót:

d) Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;

Như vậy bác sĩ tiêm lộn thuốc gây chết người phạm Tội vô ý làm chết người bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra bác sĩ còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề.

Nghĩa vụ của bác sĩ đối với người bệnh?

Căn cứ Điều 35 Luật Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về nghĩa vụ bác sĩ đối với người bệnh như sau:

1. Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.

2. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.

3. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.

Trân trọng!

Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Cố ý lây truyền HIV cho người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông hàng loạt truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con giết mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tử hình? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp con giết mẹ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc tới nhà người khác đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mức án cao nhất đối với người 16 tuổi tham gia đánh nhau gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Đánh chết người trộm chó có bị ở tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Tạ Thị Thanh Thảo
7,724 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào