Quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu như thế nào?
Quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy như sau:
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau:
a) Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên.
b) Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên.
c) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
d) Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
đ) Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
e) Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Nước thành viên.
g) Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng.
h) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên.
i) Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định tại điểm h khoản này.
k) Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô.
l) Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên.
m) Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên.
n) Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định từ điểm a đến điểm m khoản này.
2. Khái niệm “cây trồng và sản phẩm cây trồng” quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm.
3. Khái niệm “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của Nước thành viên” nêu tại điểm h và điểm i khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên.
b) Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và thuộc sở hữu của pháp nhân có trụ sở chính và cơ sở kinh doanh chính đặt tại Nước thành viên. Pháp nhân có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoặc của tổ chức nhà nước, cá nhân của một trong các Nước thành viên.
Ngoài ra tại Điều 7 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy như sau:
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa:
a) Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.
b) Trong trường hợp sản phẩm có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, tiêu chí xuất xứ của sản phẩm khác đó không áp dụng đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu và không áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dùng làm nguyên liệu.
Như vậy, đối với mặt hàng là hoa quả để được xem là hàng hóa xuất xứ có thuần túy thì phải được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên trong hiệp định trên. Đối với việc xuất khẩu hoa quả sang Châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đạt được các tiêu chuẩn về hàng hóa theo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn riêng của các nước thành viên.
Hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ như sau:
1. Trường hợp không đáp ứng khoản 1 Điều 7 Thông tư này và theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nguyên liệu không có xuất xứ vẫn được phép sử dụng nếu tổng trị giá hoặc trọng lượng tịnh của nguyên liệu không vượt quá:
a) 10% giá xuất xưởng hoặc trọng lượng sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm thuộc Chương 2 và thuộc từ Chương 4 đến Chương 24 của Hệ thống Hài hòa, trừ thủy sản chế biến thuộc Chương 16 của Hệ thống Hài hòa.
b) 10% giá xuất xưởng của sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm khác, trừ sản phẩm thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống Hài hòa.
c) Hạn mức linh hoạt đối với sản phẩm thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống Hài hòa áp dụng theo quy định tại Chú giải 6 và Chú giải 7 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc áp dụng khoản 1 Điều này không cho phép hạn mức về trị giá hoặc trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ vượt quá tỷ lệ phần trăm tối đa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Không ảnh hưởng đến việc áp dụng Điều 10 và khoản 2 Điều 11 Thông tư này, hạn mức linh hoạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này áp dụng đối với nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm mà theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, những nguyên liệu đó phải có xuất xứ thuần túy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?