Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?

Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào? Người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ như thế nào? Thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ?

Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 (Có hiệu lực đến 31/12/2024) quy định như sau:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
[...]

Như vậy, hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?

Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ như thế nào?

Theo Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 (Có hiệu lực đến 31/12/2024) quy định người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Theo đó, người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

Thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam như thế nào?

Theo Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Na như sau:

- Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

(2) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

(3) Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

(4) Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

- Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biển báo giao thông
Tạ Thị Thanh Thảo
24,184 lượt xem
Biển báo giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biển báo giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Tẩy xóa biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển báo cấm dừng cấm đậu là biển nào? Dừng xe, đỗ xe có cần bật đèn báo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển báo hiệu đường đi thẳng phải theo là biển nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển báo hiệu theo quy chuẩn được chia thành mấy nhóm cơ bản từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhóm biển phụ biển viết bằng chữ là nhóm biển gì từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhóm biển báo cấm có hình dạng như thế nào từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhóm biển chỉ dẫn là hình dạng như thế nào từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển hiệu lệnh giao thông có màu gì? Biển hiệu lệnh có tác dụng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển báo nào báo hiệu sắp giao với đường ưu tiên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biển báo giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào