Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
Ngaỳ 25/11/2024, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3552/QĐ-BYT về Kế hoạch thanh tra năm 2025.
Theo đó, tại Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch thanh tra của Bộ Y tế 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3552/QĐ-BYT năm 2024, có nội dung như sau:
2. Nội dung thanh tra
[....]
2.2. Cục An toàn thực phẩm (có 02 cuộc): Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.3. Cục Dân số (có 03 cuộc): Thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; các quy định của pháp luật để đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; việc thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản đến năm 2030”; việc thực hiện “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”.
* Tổng số có 30 cuộc thanh tra: Trong đó Thanh tra Bộ có 25 cuộc; các đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có 05 cuộc.
[...]
Theo đó, trong năm 2025, Bộ sẽ có 30 cuộc thanh tra, hướng tới mục tiêu đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực y tế.
Trong 30 cuộc thanh tra có 3 cuộc liên quan đến lĩnh vực dân số. Cụ thể là:
- Thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, các quy định của pháp luật để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên;
- Thực hiện đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản đến năm 2030”;
- Thực hiện “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030".
Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức? (Hình từ Internet)
Phụ nữ mang thai có được lựa chọn giới tính thai nhi không?
Theo Điều 7 Pháp lệnh Dân số 2003 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm sau:
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;
4. Di cư và cư trú trái pháp luật;
5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;
6. Nhân bản vô tính người.
Như vậy, việc phụ nữ mang thai hay bất kì ai khác lựa chọn giới tính thai nhi bị cấm dưới mọi hình thức.
Mức xử phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi là bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi như sau:
Điều 99. Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
c) Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, hành vi lựa chọn giới tính thai nhi sẽ bị xử phạt và mức phạt tiền cao nhất là phạt tiền 20 triệu đồng.
Ngoài bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?