Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước

Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước thế nào và việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước quy định ra sao?

Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước

Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:

1. Tài sản công phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị theo quy định của pháp luật về thống kê, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.

2. Tài sản công là tài sản cố định phải được tính hao mòn theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;

d) Bán, thanh lý tài sản;

đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;

e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.

Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước

Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước quy định tại Điều 39 Luật này:

1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị quản lý vận hành tài sản công có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này ban hành.

2. Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.

3. Thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:

a) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này, căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất và thực tế sử dụng tài sản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc phân cấp thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa áp dụng đối với tài sản công tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đăng Huy
820 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào