Khi NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì NSDLĐ có phải chủ động chi trả tiền lương tạm ứng không?
Việc tạm ứng tiền lương được quy định ra sao?
Mình hiện đang làm việc tại công ty chuyên về xuất nhập khẩu. Cho mình hỏi theo Bộ luật Lao động 2019 thì việc tạm ứng tiền lương được quy định như thế nào? Mình cảm ơn!
Trả lời: Việc tạm ứng tiền lương được quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
NSDLĐ phải cho NLĐ tạm ứng tiền lương trong trường hợp nào?
NSDLĐ phải cho NLĐ tạm ứng tiền lương trong các trường hợp nào? Nhờ tư vấn.
Trả lời: Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, theo quy định này thì người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân hoặc khi người lao động nghỉ hằng năm như quy định trên.
Những trường hợp khác, người lao động muốn tạm ứng tiền lương phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Khi NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì NSDLĐ có phải chủ động chi trả tiền lương tạm ứng không?
Cho hỏi trường hợp, khi NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì NSDLĐ có phải chủ động chi trả tiền lương tạm ứng cho NLĐ hay không?
Trả lời: Tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
...
Theo như quy định này thì trường hợp NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì NLĐ được tạm ứng tiền lương. Điều khoản này không quy định NSDLĐ có trách nhiệm chủ động chi trả tạm ứng tiền lương cho NLĐ. Cho nên theo quan điểm của chúng tôi, nếu trường hợp NLĐ không đề nghị được tạm ứng tiền lương theo quy định này thì NSDLĐ không phải chủ động chi trả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?