Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động hay không?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động không? Người sử dụng lao động bị phạt thế nào khi chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động? Tôi tên Phú xin hỏi tôi là chủ người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động không? Trường hợp không đóng BHYT cho người lao động sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nên bạn phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.

Người sử dụng lao động bị phạt thế nào khi chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động?

Căn cứ Khoản 2, Khoản 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế như sau:

2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên;

Ngoài ra tại Khoản 5 Điều này cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy theo quy định hiện hành, đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì việc đóng BHYT cho người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Trong trường hợp không đóng bảo hiểm y tế sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Trân trọng!

Bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo đóng BHYT theo đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thân nhân của người bệnh bao gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào xuất trình thông tin về thẻ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ bệnh viện này sang bệnh viện khác năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí phẫu thuật có được hưởng bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
07 trường hợp chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng trình tự?
Hỏi đáp Pháp luật
IVF có được hưởng bảo hiểm y tế chi trả không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
399 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào