vật liệu xây dựng được phân loại như thế nào dựa theo các đặc tính kỹ thuật về cháy?

Việc phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc tính kỹ thuật về cháy được pháp luật quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về các nội dung này để phục vụ công việc, mong được anh chị hướng dẫn.

Căn cứ Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định về việc phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc tính kỹ thuật về cháy như sau:

B.1  Vật liệu xây dựng được phân thành hai loại: vật liệu cháy và vật liệu không cháy theo các trị số của các thông số thử nghiệm cháy như sau:

a) Vật liệu không cháy, phải bảo đảm trong suốt khoảng thời gian thử nghiệm:

- Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 ºC.

- Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %.

- Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10 s.

b) Vật liệu cháy là vật liệu khi thử nghiệm, không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên.

CHÚ THÍCH 1: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn ISO 1182 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

CHÚ THÍCH 2: Một số vật liệu thực tế sau được xếp vào vật liệu không cháy: Các vật liệu vô cơ nói chung như bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát, và tương tự.

B.2  Theo tính cháy, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm, ứng với các thông số cháy thử nghiệm như quy định tại Bảng B.1.

Bảng B.1 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính cháy

Nhóm cháy của vật liệu

Các thông số cháy

Nhiệt độ khí trong ống thoát khói
(ký hiệu T),

ºC

Mức độ hư hỏng làm giảm chiều dài mẫu
(ký hiệu L),

%

Mức độ hư hỏng làm giảm khối lượng mẫu
(ký hiệu m),

%

Khoảng thời gian tự cháy,

s

Ch1 - Cháy yếu

≤ 135

≤ 65

≤ 20

0

Ch2 - Cháy vừa phải

≤ 235

≤ 85

≤ 50

≤ 30

Ch3 - Cháy mạnh vừa

≤ 450

> 85

≤ 50

≤ 300

Ch4 - Cháy mạnh

> 450

> 85

> 50

> 300

CHÚ THÍCH 1: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành hoặc tiêu chuẩn tương đương về phương pháp thử tính cháy của vật liệu xây dựng

CHÚ THÍCH 2: Nếu thử nghiệm theo ISO 1182, các vật liệu đáp ứng yêu cầu sau cũng được xếp vào nhóm vật liệu cháy yếu:

a) Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 ºC;

b) Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %,

c) Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 20 s.

B.3  Theo tính bắt cháy, vật liệu cháy được phân thành 3 nhóm ứng với các thông số thử nghiệm cháy như quy định tại Bảng B.2.

Bảng B.2 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính bắt cháy

Nhóm bắt cháy của vật liệu

Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2

BC1 - khó bắt cháy

≥ 35

BC2 - bắt cháy vừa phải

≥ 20 và < 35

BC3 - dễ bắt cháy

< 20

CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

B.4  Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm ứng với các thông số thử nghiệm cháy như quy định tại Bảng B.3.

Bảng B.3 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính lan truyền lửa trên bề mặt

Nhóm lan truyền lửa trên bề mặt của vật liệu

Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2

LT1 - không lan truyền

≥ 11

LT2 - lan truyền yếu

≥ 8 và < 11

LT3 - lan truyền vừa phải

≥ 5 và < 8

LT4 - lan truyền mạnh

< 5

CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 9239-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

B.5  Theo khả năng sinh khói, vật liệu cháy được phân thành 3 nhóm ứng với các thông số thử nghiệm như quy định tại Bảng B.4.

Bảng B.4 - Phân nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói

Nhóm theo khả năng sinh khói của vật liệu

Trị số hệ số sinh khói của vật liệu, m2/kg

SK1 - khả năng sinh khói thấp

≤ 50

SK2 - khả năng sinh khói vừa phải

> 50 và ≤ 500

SK3 - khả năng sinh khói cao

> 500

CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 5660-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

B.6  Theo độc tính, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm ứng với chỉ số độc tính HCL50 của sản phẩm cháy như quy định tại Bảng B.5.

Bảng B.5 - Phân nhóm vật liệu cháy theo độc tính

Nhóm theo độc tính của vật liệu

Chỉ số HCL50g/m3, tương ứng với thời gian để lộ

5 phút

15 phút

30 phút

60 phút

ĐT1 - độc tính thấp

> 210

> 150

> 120

> 90

ĐT2 - độc tính vừa phải

> 70 và ≤ 210

> 50 và ≤ 150

> 40 và ≤ 120

> 30 và ≤ 90

ĐT3 - độc tính cao

> 25 và ≤ 70

> 17 và ≤ 50

> 13 và ≤ 40

> 10 và ≤ 30

ĐT4 - độc tính đặc biệt cao

≤ 25

≤ 17

≤ 13

≤ 10

CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm và tính toán chỉ số HCL50 theo của ISO 13344 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Trân trọng!

Vật liệu xây dựng
Hỏi đáp mới nhất về Vật liệu xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn từ 16/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
26 nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng từ 16/12/2024 theo Thông tư 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về xác định hao phí vật liệu theo định mức dự toán mới của công trình
Hỏi đáp pháp luật
Vật liệu thi công công trình giao thông đường bộ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cách tính giá vật liệu xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Công trình không che chắn để rơi vãi vật liệu xây dựng xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giá vật liệu xây dựng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vật liệu xây dựng
908 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vật liệu xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào