Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu?
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu?
Tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 132/2008/NĐ-CP có quy định cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở trung ương là các tổng cục, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thống nhất với Bộ Nội vụ về biên chế lực lượng kiểm soát viên chất lượng của đơn vị thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Tại Mục 1 Công văn 1482/BXD-KTXD năm 2021 có hướng dẫn về cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu như sau:
Như vậy, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng SP HH VLXD nhập khẩu là Sở Xây dựng địa phương.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu là Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương.
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được tiến hành như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 35 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng;
Bước 2: Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;
Bước 3: Tiến hành kiểm tra theo nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.
Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan;
Bước 5: Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam thì bị xử lý vi phạm như thế nào?
Tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định về xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu như sau:
Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Hàng hóa có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp nhưng không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu khắc phục trước khi xác nhận để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
2. Trường hợp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu lựa chọn một trong số tổ chức giám định đã được chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.
3. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm, giám định chất lượng hàng hóa xác định hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
4. Hàng hóa nhập khẩu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định tại Mục 5 Chương này.
Như vậy, trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng.
Đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?