Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở VHTTDL, các Sở liên quan trong việc giáo dục phổ biến pháp luật đến ngành VHTTDL năm 2022?
Căn cứ Mục 3 Chương III Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 (Ban hành kèm theo Quyết định 3114/QĐ-BVHTTDL năm 2021) quy định về nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật đến ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 như sau:
- Rà soát các quy định pháp luật liên quan đến công tác PBGDPL để ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tiếp tục triển khai Quyết định 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của đơn vị theo quy định của pháp luật. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ này bảo đảm hoạt động chất lượng, hiệu quả, chủ động tham mưu triển khai PBGDPL đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu và gương mẫu trong thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với việc thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; vận dụng kỹ năng dân vận khéo trong phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn phổ biến pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phù hợp với điều kiện thực tế của Ngành ở địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua đội thông tin, chiếu phim lưu động của ngành ở địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức cổ động trực quan với các loại hình như panô, băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động, ảnh thời sự..., trong đó tập trung tuyên truyền tại các địa điểm công cộng, khu vui chơi, giải trí, điểm sinh hoạt văn hoá, khu thể thao du lịch.
- Lồng ghép PBGDPL với các hoạt động lễ hội, hội thi, sinh hoạt văn hoá cộng đồng tại địa phương; hội thi trong cán bộ, công chức, viên chức về từng chủ đề; biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm, giao lưu văn hoá nghệ thuật.
- Tổ chức Ngày Pháp luật (09/11) tại cơ quan theo hướng dẫn chung.
- Ưu tiên nguồn lực phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, dân tộc thiểu số, các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn trọng yếu về quốc phòng an ninh; gắn thực hiện PBGDPL với việc thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án liên quan.
- Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?