Doanh nghiệp nợ đóng bhxh bao lâu thì phải trả lãi?
Tại Khoản 3 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định.
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Và tại Khoản 1, 2, 3 Luật này có quy định:
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệm chậm đóng bhxh bắt đầu từ tháng thứ 2 thì sẽ phải đóng tiền lãi. Mức lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định tại Khoản 3 Điều 37 quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, cụ thể như sau:
Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:
Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1)
Trong đó:
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).
* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki - Spsi (đồng) (2)
Trong đó:
Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
- Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
- Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Ví dụ 12: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng:
Doanh nghiệp B đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2016 Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; trong đó: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 2/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2016 là 20.000.000 đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bình quân năm 2016 là 6,39%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 6,5%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN như sau:
Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN: kbhxh = 2 x 6,39%/12= 1,0650%
Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT: kbhyt = 2 x 6,5%/12 = 1,0833%
Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với Doanh nghiệp B tại thời điểm ngày 01/3/2016 như sau:
Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 1.065.000 đồng [(200.000.000 đồng - 100.000.000 đồng) x 1,0650%].
Tiền lãi chậm đóng BHYT là 162.495 đồng [(35.000.000 đồng - 20.000.000 đồng) x 1,0833].
Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu đối với doanh nghiệp M tại thời điểm tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng (1.065.000 đồng + 162.495 đồng).
Ví dụ 13: Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với đơn vị đóng theo phương thức đóng 03 tháng, hoặc 06 tháng một lần một lần (để đơn giản, dưới đây nêu ví dụ tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Việc tính lãi chậm đóng BHYT thực hiện tương tự).
Doanh nghiệp C đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng 03 tháng một lần (tháng đầu tiên theo phương thức đóng từ tháng 01/2016). Tính đến hết tháng 5/2016 Doanh nghiệp C còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 350.000.000 đồng, trong đó, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 4/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 5/2016 là 110.000.000 đồng.
Tại thời điểm tháng 5/2016 và tháng 6/2016 tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với Doanh nghiệp C như sau:
Theo công thức (2), số tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải tính lãi (Pcđ6) mỗi tháng (tháng 5/2016 và tháng 6/2016) là: 140.000.000 đồng (350.000.000 đồng - 100.000.000 đồng - 110.000.000 đồng);
Giả sử lãi suất tính lãi BHXH tính theo Ví dụ 1 là 1,0650%, theo công thức (1) tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN tại tháng 5/2016 và tháng 6/2016 (Lcđ6) mỗi tháng là 1.491.000 đồng (140.000.000 đồng x 1,0650%).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?