Người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động có phải tổ chức đối thoại hay không?
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 63 Bộ luật lao động 2019 quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu tới Khoản 1 Điều 128 bộ luật lao động 2019 thì:
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Như vậy, có thể thấy khi người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động bắt buộc phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với người lao động và sự công khai từ người sử dụng lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?