Đã có BHYT mã KC4 thì không cần đóng BHYT ở DN nữa đúng không?

Hiện tôi có hai thẻ BHYT - KC2 79 79..... Tôi muốn sử dụng thẻ KC và không cần thiết mua BHYT doanh nghiệp được không? Tôi mới ký hợp đồng lao động với 1 công ty may mặc.

Theo Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì các đối tượng tham gia BHYT gồm có:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

.....

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định:
 
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
  
Và theo Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm như sau:
 
Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
 
=> Theo thông tin cung cấp và các quy định nêu trên, anh vừa là đối tượng tham gia BHYT do NLĐ, NSDLĐ đóng, vừa là đối tượng do ngân sách nhà nước đóng BHYT.

Có thể thấy: đối tượng NLĐ, NSDLĐ đóng BHYT là đối tượng được liệt kê đầu tiên => Cho nên anh sẽ đóng BHYT theo đối tượng này (phải tham gia BHYT ở công ty).

Ngoài ra, Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định mức hưởng BHYT như sau:

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Theo đó, tuy anh tham gia BHYT ở công ty nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất (tức là đối tượng do ngân sách nhà nước đóng BHYT).

Trân trọng!

Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo đóng BHYT theo đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thân nhân của người bệnh bao gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào xuất trình thông tin về thẻ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ bệnh viện này sang bệnh viện khác năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí phẫu thuật có được hưởng bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
07 trường hợp chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng trình tự?
Hỏi đáp Pháp luật
IVF có được hưởng bảo hiểm y tế chi trả không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
378 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào