Loading...
Sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư của Bộ Nội vụ
Căn cứ Điều 31 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về việc sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
d) Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính thực hiện theo quy định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên Bộ Nội vụ, hoặc tên của phụ lục.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật
Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do Bộ ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.
Theo đó, khi sử dụng con dấu, cần phải đóng dấu rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định. Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái...và các nội dung khác theo quy định.
Trân trọng!
Sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư của Bộ Nội vụ (Hình từ Internet)

Nguyễn Đăng Huy
- Chính thức: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 4,5%/năm?
- Từ 03/04/2023, giảm lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước? Điều kiện tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng là gì?
- Có được trả lương cho người lao động vào tài khoản của vợ người lao động hay không?
- Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 03/4/2023?
- GRDP là gì? Mục tiêu của việc xây dựng và đưa vào áp dụng quy trình biên soạn số liệu GRDP là gì?