Giải quyết việc tiếp nhận khiếu nại đến Tòa án được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC (có hiệu lực từ 10/08/2020) thì việc tiếp nhận khiếu nại tại Tòa án được thực hiện như sau:
- Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của các Tòa án nhân dân.
- Tiếp nhận khiếu nại được thực hiện như sau:
+ Khiếu nại được tiếp nhận từ các nguồn: Do cơ quan, tổ chức, cá nhân là người khiếu nại; Cơ quan Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến;
+ Phương thức tiếp nhận khiếu nại: trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
- Khiếu nại gửi đến Tòa án nhân dân từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Tòa án) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án để xử lý và quản lý.
Trên đây là quy định về giải quyết tiếp nhận khiếu nại tại Tòa án.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Năm 2023, hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?
- Nhà đầu tư có thể gửi hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo những phương thức nào từ 15/02/2023?
- Việc điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội áp dụng với đối tượng nào?
- Để bảo vệ môi trường trực thăng khai thác tại Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu nào về tiếng ồn?
- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ theo quy định mới năm 2023 gồm những đơn vị nào?