Có được hưởng thai sản khi trước đó nghỉ ốm đau 6 tháng không?
Theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Theo thông tin bạn cung cấp bạn nghỉ ốm đau dài ngày từ 4/3/2020 đến 9/2020 bạn đi làm lại thì trong khoảng thời gian này bạn không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Mặt khác, tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các điều kiện hưởng chế độ thai sản là lao động nữ sinh con và phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định như sau: Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, nếu bạn muốn hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi sinh tức là đóng đủ 6 tháng BHXH từ 11/2019 đến 10/2020.
Tính theo thông tin bạn cung cấp thì nếu bạn quay lại làm việc tháng 9 và đóng BHXH cho đến khi sinh thì bạn đóng đủ 6 tháng BHXH trước khi sinh. Cho nên bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?