Không trả đủ tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý ra sao?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/04/2020) thì không trả lương hoặc không trả đủ tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luậtsẽ bị xử lý như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, tại Điểm a Khoản 5 điều trên quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
Trên đây là nội dung về xử lý khi người sử dụng lao động không trả hoặc không trả đủ tiền lương làm thêm giờ việc cho người lao động theo quy định của pháp luật. Để biết thêm thông tin về vấn đề trên bạn có thể tham khảo tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm bãi bỏ mức lương cơ sở là khi nào?
- Ngày thần tài là gì? Ngày Vía Thần Tài 2025 vào mùng mấy tháng giêng?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có được kiểm tra dạy thêm không?
- Bộ câu hỏi ôn thi đường lên đỉnh Olympia 2025 file Word có đáp án?
- Tổng hợp Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?