Mua nhà có vi bằng làm thế nào để đòi lại tiền đặt cọc?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập như sau:
"1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật."
Do đó, việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận về việc có giao kết về việc mua bán giữa 2 bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra.
Việc mua bán qua vi bằng vô cùng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định.
Có trường hợp nguy hiểm hơn là chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay). Điều này khiến tranh chấp phát sinh, công tác quản lý gặp khó khăn, tài sản của người mua bị thiệt hại lớn.
Đối với trường hợp của bạn mua bán nhà đất qua vi bằng. Tuy nhiên, việc mua bán này xảy ra tranh chấp và bạn muốn đòi lại số tiền cọc. Bên bán đã đồng ý trả cọc nhưng đến nay vẫn không chịu hoàn trả cho bạn. Trường hợp này bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Chứng cứ trong trường hợp này là vi bằng mua bán đất đã được lập giữa bạn và bên bán.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?