Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt tiêu chuẩn gì để được đề nghị xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân trong năm 2012?

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Phước và cô giáo Nguyễn Thị Thương, Trường Mẫu giáo 16 Tháng 4, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, hỏi: Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt tiêu chuẩn gì để được đề nghị xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân trong năm 2012?

Theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 27-2-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, thì tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị trở thành Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng; đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú từ 6 năm trở lên tính đến năm đề nghị; tiếp tục đạt thành tích cao sau khi được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú với một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu sau đây: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Huân chương Lao động, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc trở lên; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;

Có tài năng sư phạm xuất sắc, có uy tín lớn và ảnh hưởng trong ngành và trong xã hội, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, là nhà giáo mẫu mực được học trò và nhân dân kính trọng, có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học:

a) Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi, sinh viên giỏi; có đóng góp phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên tài năng, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.

b) Có sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp Nhà nước xếp loại, tính từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Cụ thể:

- Đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên: Có ít nhất 3 sáng kiến hoặc 3 giải pháp hoặc chủ trì 2 đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục được Hội đồng khoa học ngành giáo dục cấp tỉnh (đối với đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo), Hội đồng khoa học cấp sở, cơ quan chủ quản cấp trên (đối với đơn vị trực thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nghiệm thu, xếp loại tốt (loại A);

- Đối với cán bộ quản lý giáo dục: chủ trì 2 đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, cấp bộ, cấp Nhà nước nghiệm thu, xếp loại tốt (loại A), được ứng dụng có hiệu quả trong công tác (đối với cán bộ quản lý các: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên có ít nhất 3 sáng kiến hoặc 3 giải pháp hoặc 2 đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục được Hội đồng khoa học ngành giáo dục cấp tỉnh nghiệm thu, xếp loại tốt (loại A)); đã chủ trì hoặc tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy định tổ chức, hoạt động, thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, góp phần làm cho đơn vị thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc. Đối với cán bộ quản lý là cấp trưởng hoặc cấp phó thì tập thể, đơn vị do cán bộ đó quản lý, chỉ đạo phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc ít nhất 2 năm liền kề với năm đề nghị phong tặng.

3. Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Giáo dục phổ thông
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục phổ thông
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 15 Module bồi dưỡng thường xuyên GVPT năm 2024? Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng minh chứng đánh giá chuẩn Hiệu trưởng theo Thông tư 14 cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 ngắn gọn dành cho học sinh? Có mấy cấp học giáo dục phổ thông đối với học sinh hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà trường sẽ tự thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa từ ngày 12/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào học sinh THPT được hỗ trợ chi phí học tập?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông năm 2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng xin chuyển trường THCS, THPT phải đáp ứng điều kiện gì? Thành phần hồ sơ xin chuyển trường THCS, THPT mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi của từng cấp học giáo dục phổ thông được tính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trường trung học có CSVC đạt chuẩn Quốc gia
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ thành lập trường trung học công lập
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục phổ thông
Thư Viện Pháp Luật
218 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào