Chi phí tiền lương để xác định giá dịch vụ giáo dục từ ngày 15/10/2019
Tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT (có hiệu lực ngày 15/10/2019) quy định chi phí tiền lương như sau:
a) Chi phí tiền lương gồm các khoản tiền phải trả cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ giáo dục đào tạo gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chi phí khác phải chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chi phí tiền lương = Định mức lao động x Đơn giá tiền lương hoặc chi phí tiền công
- Định mức lao động: Xây dựng theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư này;
- Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương; chi phí tiền công là chi phí phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
b) Căn cứ điều kiện và yêu cầu thực tế, chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương hoặc theo nguồn thu của cơ sở giáo dục đảm bảo hoạt động hiệu quả của đơn vị và phải được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trên đây là quy định về chi phí tiền lương để xác định giá dịch vụ giáo dục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?