Viên chức nghỉ việc không xin phép sẽ bị xử lý thế nào?
Tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, có quy định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Nghị định này áp dụng đối với viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật viên chức.
Điều 10. Khiển trách
Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách khi viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
Điều 11. Cảnh cáo
Hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo khi viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
Điều 13. Buộc thôi việc
Hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc khi viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
Căn cứ quy định trên thì tùy thuộc vào thời gian nghỉ việc dài ngắn mà không xin phép của viên chức sẽ có hình thức xử lý kỷ luật khác nhau. Nếu thời gian viên chức tự ý không xin phép càng dài thì hình thức xử lý kỷ luật càng nặng. Đơn vị mình có thể căn cứ quy định trên đưa ra mức xử lý kỷ luật cho phù hợp.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?