Văn phòng đại diện có được lấy tài sản của mình để trả nợ không?
Tại Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó
=> Như vậy, theo quy định trên thì việc mở văn phòng đại diện công ty đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Và tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2015, có quy định:
Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
=> Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân văn phòng. Vậy nên, việc văn phòng đại diện tự lấy tài sản của mình để trả nợ là không đúng quy định, nhưng được doanh nghiệp đồng ý thì vẫn được thực hiện.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?