Ngân hàng thành viên thanh toán công cụ nợ của Chính phủ
Ngân hàng thành viên thanh toán công cụ nợ của Chính phủ được quy định tại Điều 30 Thông tư 30/2019/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực 15/07/2019), theo đó:
1. Quyền của ngân hàng thành viên thanh toán:
a) Được chỉ định đầu mối thực hiện chức năng ngân hàng thành viên thanh toán;
b) Được đề nghị tổ chức thanh toán tiền gián tiếp phải tuân thủ thỏa thuận về thanh toán giữa các bên và cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện thanh toán giao dịch công cụ nợ;
c) Được thu tiền cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của ngân hàng thành viên thanh toán:
a) Thanh toán đầy đủ và đúng thời gian quy định đối với giao dịch công cụ nợ của mình và của các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp;
b) Hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch công cụ nợ cho tổ chức thanh toán tiền gián tiếp trong trường hợp tổ chức này bị tạm thời thiếu hụt tiền thanh toán theo thỏa thuận hỗ trợ thanh toán ký kết giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Đăng ký thông tin đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
d) Kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để nhận thông tin về thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ;
đ) Tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định về hoạt động thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Tuân thủ các quy định về hoạt động thanh toán giao dịch công cụ nợ do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành;
g) Tuân thủ chế độ công bố thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không được đăng ký là ngân hàng thành viên thanh toán với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
4. Ngân hàng thành viên thanh toán không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Khoản 2 Điều này hoặc bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ bị ngừng tham gia hoạt động thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ cho các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp.
5. Ngân hàng thương mại được đăng ký lại làm ngân hàng thành viên thanh toán sau khi đã chấm dứt tình trạng nêu tại Khoản 4 Điều này.
6. Ngay sau khi ngân hàng thành viên thanh toán bị đặt vào hoặc chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn thông báo cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Trên đây là tư vấn về ngân hàng thành viên thanh toán công cụ nợ của Chính phủ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 30/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?