Nội dung xác minh đối với vụ việc phức tạp chưa có dấu hiệu tội phạm của Cảnh sát biển
Sau khi lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp nhận vụ việc từ cơ quan khác, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam khẩn trương xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức xác minh, kết luận vụ việc.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư 15/2019/TT-BQP (có hiệu lực 01/07/2019) thì nội dung xác minh:
- Hành vi vi phạm pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
- Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
- Giấy tờ, tang vật, tàu thuyền vi phạm hành chính;
- Tình tiết khác để xem xét, quyết định xử phạt;
- Trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về kết quả xác định đó;
- Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Trên đây là quy định Nội dung xác minh đối với vụ việc phức tạp chưa có dấu hiệu tội phạm của Cảnh sát biển.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?
- Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng A1?
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Tra cứu danh sách công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025 ở đâu?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?