NLĐ ngất trong giờ làm việc thường xuyên, có thể chấm dứt HĐLĐ không?

Công ty tôi chuyên về sản xuất các thiết bị, máy móc sản xuất. Về tính chất công việc có thể xếp vào loại công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe cao. Thời gian vừa qua, công ty ký HĐLĐ với 01 công nhân nam có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, sau 01 lần công nhân này bị tai nạn giao thông và để lại hậu quả là bệnh động kinh. Đến nay, công nhân này đã ngất hơn 10 lần tại nơi làm việc. Việc này không những có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng cho công nhân này vì thiết bị công nghiệp nặng rất nhiều, mà còn gây ảnh hưởng sản xuất. Xin hỏi, công ty tôi có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công nhân này được không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp gồm:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động quy định cụ thể trong quy chế của doanh nghiệp.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 6 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn.

Như vậy, công ty bạn có thể đối chiếu với quy chế của công ty về đánh giá lao động, định mức lao động để xác định công nhân trên có thuộc trường hợp không thường xuyên hoàn thành công việc không. Từ đó xác định căn cứ để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Tuy nhiên, công ty có thể sắp xếp 01 công việc phù hợp hơn với khả năng và tình hình sức khỏe hiện tại của NLĐ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NLĐ được làm việc và ổn định cuộc sống. Đây là việc được khuyến khích theo tinh thần của Bộ luật lao động 2012.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Cắt giảm nhân sự là gì? Người sử dụng lao động không được cắt giảm nhân sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp pháp luật
Người sử dụng lao động chấm dứt HĐLD trước thời hạn
Hỏi đáp pháp luật
NSDLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ với lý do không hoàn thành công việc ? Việc giải quyết khiếu nại như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
NLĐ không đồng ý tăng ca, công ty có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?
Hỏi đáp pháp luật
NSDLD chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Khi người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Khi công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Thư Viện Pháp Luật
218 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào