Hợp đồng mua bán xe bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA thì giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải:
- Có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng; hoặc
- Có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Trường hợp chủ xe là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân hoặc cá nhân nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì hợp đồng mua bán xe phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Đồng nghĩa hợp đồng mua bán xe giữa cá nhân với cá nhân phải được công chứng tại Phòng/ Văn phòng công chứng hoặc được chứng thực tại Ủy ban nhân dân.
Mặt khác, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì các giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.
Do đó: Trường hợp hợp đồng bán xe giữa cá nhân với cá nhân mà không được công chứng hoặc chứng thực thì bị vô hiệu - đồng nghĩa hợp đồng đó không có giá trị về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, Tại Khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 lại có quy định:
"Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì các bên tham gia hợp đồng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng.
Do đó: Đối với trường hợp bạn mua bán xe của một người bạn mà hợp đồng mua xe chưa được công chứng, chứng thực thì không có giá trị pháp lý.
Nhưng theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn mua lại chiếc xe exciter đời 2017 của một người bạn có làm hợp đồng mua bán cách đây khoản 2 tuần. bạn đã giao tiền đầy đủ cho bạn của bạn, và bạn cũng đã được nhận xe chạy được hơn 10 ngày rồi - Đồng nghĩa, bạn và người bạn của mình đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng mua bán xe.
Nên trong trường hợp này thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng mua bán xe. Sau khi có quyết định của Tòa án về việc công nhận hiệu lực của hợp động mua bán xe trên thì bạn có thể mang theo hợp đồng, giấy tờ xe và quyết định này đến cơ quan công an có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký lại Giấy đăng ký xe theo quy định của pháp luật.
Hoặc nếu bạn không muốn đến yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng mua bán xe thì bạn có thể thỏa thuận với ben bán xe - là người bạn của bạn đến Phòng/ Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật. Sau khi công chứng hoặc chứng thực xong thì bạn có thể mang theo hợp đồng, giấy tờ xe đến cơ quan công an có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký lại Giấy đăng ký xe theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?