Quản lý Công hàm trong công tác đối ngoại của Bộ Tư pháp
Quản lý Công hàm trong công tác đối ngoại của Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 43 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1486/QĐ-BTP năm 2016, cụ thể:
1. Các đơn vị có nhu cầu xây dựng Công hàm để gửi hoặc trả lời Công hàm của đối tác nước có trách nhiệm soạn thảo nội dung, lấy ý kiến Vụ Hợp tác quốc tế trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến nhất trí của Lãnh đạo Bộ, đơn vị chủ trì chuyển nội dung cho Vụ Hợp tác quốc tế để xây dựng Công hàm trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự, Vụ Pháp luật quốc tế xây dựng và trả lời Công hàm. Công hàm phải được gửi Lãnh đạo Bộ phụ trách để báo cáo và Vụ Hợp tác quốc tế để theo dõi, quản lý.
3. Trường hợp nội dung trả lời Công hàm của đối tác nước ngoài thuộc thẩm quyền của đơn vị thuộc Bộ thì đơn vị trả lời bằng Công văn hành chính.
4. Công hàm phải được ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, số Công hàm, chữ ký nháy của lãnh đạo cấp Vụ và được đóng dấu treo của Bộ Tư pháp. Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị đầu mối xây dựng, quản lý, theo dõi tình hình Công hàm của Bộ Tư pháp.
Trên đây là tư vấn về quản lý Công hàm trong công tác đối ngoại của Bộ Tư pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Quyết định 1486/QĐ-BTP năm 2016. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?