Con chết, có được thừa kế tài sản của chồng cũ?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì phần di sản thừa kế mà người chết để lại sẽ được chia thừa kế theo di chúc (di chúc phải hợp pháp). Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản thừa kế của người chết sẽ được chia theo pháp luật.
Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, những hàng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Do đó: Đối với trường hợp chồng cũ của bạn ra đi đột ngột do tai nạn giao thông và không có để lại di chúc, nên phần di sản thừa kế của anh ấy sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế hợp pháp của anh ấy theo quy định kể trên.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy: Trong trường hợp này thì vợ mới của anh ấy, con của anh ấy với vợ mới, con của bạn với anh ấy và cha, mẹ anh ấy (phải còn sống hoặc chết sau thời điểm anh ấy chết) được quyền thừa kế phần di sản của anh ấy để lại sau khi chết theo quy định của pháp luật. Mỗi người được hưởng một phần bằng nhau theo quy định.
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì con của bạn (07 tuổi) đang trong thời gian chia thừa kế thì mất, nên phần di sản thừa kế mà cháu bé được nhận thừa kế từ cha của bé sẽ trở thành di sản thừa kế của bé, phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế hợp pháp của bé theo hàng thừa kế trên đây.
Do đó: Bạn (thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bé) có quyền được nhận phần di sản mà bé được hưởng từ di sản thừa kế của cha theo quy định của pháp luật.
Việc vợ mới của anh ấy ngăn cản bạn không được nhận phần di sản đó trong trường hợp này là không phù hợp với quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế ra Tòa án nhân dân để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?