Mua nhà bằng vi bằng có được không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2014/NĐ-CP thì: Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, cụ thể:
Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.
Như vậy, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập theo quy định của pháp luật. Có giá trị ghi nhận lại sự kiện đã diễn ra trên thực tế. Do đó, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ, là chứng cứ để Tòa án xem xét chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Vì vậy, vi bằng khi mua bán nhà chỉ là chứng cứ và tính pháp lý chưa đủ để sang tên tài sản cho bên mua.
Thừa phát lại không có quyền công chứng. Vì vậy, bán nhà theo hình thức lập vi bằng công chứng là trái quy định pháp luật. Công ty bất động sản tư vấn cho Anh/Chị điều này được xem là đã có hành vi lừa dối Anh/Chị nhé.
Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?