Thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp về việc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức người lao động Bộ Tư pháp. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì Thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Điều 10 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 thì Thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, Giám đốc Học viện Tư pháp, được phân cấp quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức của đơn vị như sau:

1. Về nhân sự quản lý:

Quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức quy định tại Điều 4 Quy chế này đối với viên chức từ chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Phòng trở xuống, trừ những nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và Thứ trưởng.

2. Về số lượng người làm việc:

Quyết định số lượng người làm việc, phê duyệt danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm (trừ Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp do Bộ trưởng quyết định).

3. Về tuyển dụng, tiếp nhận viên chức:

- Quyết định việc tuyển dụng viên chức của đơn vị, trừ trường hợp xét tuyển đặc cách viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật; xét công nhận hết tập sự đối với viên chức, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sau khi được công nhận hết tập sự;

- Ký hợp đồng làm việc; cử người hướng dẫn tập sự cho người được tuyển dụng; tiếp nhận viên chức về công tác tại đơn vị.

4. Về xét chuyển, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:

- Quyết định xét chuyển chức danh nghề nghiệp ở hạng II trở xuống đối với viên chức của đơn vị;

- Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III đối với viên chức của đơn vị theo kế hoạch đã được Lãnh đạo Bộ phụ trách phê duyệt; bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức sau khi có kết quả thi hoặc xét thăng hạng đã được Lãnh đạo Bộ phụ trách phê duyệt.

5. Về đánh giá, phân loại công chức, viên chức:

- Đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trở xuống;

- Đánh giá công chức, viên chức của đơn vị trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

6. Về cử công chức, viên chức tham gia công tác ở trong nước:

Quyết định cử công chức, viên chức của đơn vị tham gia công tác ở trong nước khi cơ quan ngoài Bộ đề nghị đơn vị cử người tham gia.

7. Về thực hiện chế độ, chính sách:

- Nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp; quyết định cho nghỉ phép hàng năm, nghỉ không hưởng lương, kéo dài thời gian công tác; thông báo, quyết định cho nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; cho thôi việc, cho chuyển công tác đối với viên chức từ chức danh lãnh đạo cấp Phòng của đơn vị trở xuống.

Riêng việc giải quyết cho thôi việc, cho chuyển công tác đối với công chức, viên chức có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ, chuyên viên cao cấp và tương đương được thực hiện sau khi có ý kiến của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp.

- Giải quyết tinh giản biên chế đối với viên chức từ lãnh đạo cấp phòng trở xuống sau khi được Lãnh đạo Bộ phê duyệt chủ trương.

8. Về quản lý cán bộ hợp đồng lao động:

Quyết định cơ cấu, số lượng; ký, thay đổi, chấm dứt hợp đồng đối với một số loại công việc của đơn vị theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

9. Về báo cáo, thống kê:

Báo cáo, thống kê về đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của đơn vị theo quy định và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là quy định về Thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Trân trọng!

Bộ Tư pháp
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường dây nóng của Bộ Tư pháp để phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp?
Hỏi đáp pháp luật
có được xét chuyển cán bộ tư pháp xã?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cán bộ tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong phòng, chống mua bán người
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Tư pháp
Hồ Văn Ngọc
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào