Xác định mức trọng yếu thực hiện trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp

Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính. Tôi có chút vấn đề mong được giúp đỡ, anh chị cho tôi hỏi việc xác định mức trọng yếu thực hiện trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Hướng dẫn tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp ban nhề kem theo Quyết định 01/2019/QĐ-KTNN, thì xác định mức trọng yếu thực hiện như sau:

a) Mức trọng yếu thực hiện là mức giá trị do KTVNN xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN, nhằm giảm khả năng sai sót tới mức thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và các sai sót không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN. Trong trường hợp liên quan đến mức trọng yếu đối với khoản mục, mức trọng yếu thực hiện cũng được xác định để làm giảm khả năng xảy ra các sai sót không được điều chỉnh hoặc không được phát hiện trong khoản mục đó tới mức thấp có thể chấp nhận được;

b) Xác định mức trọng yếu thực hiện dựa trên mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng:

Mức trọng yếu thực hiện

=

Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu thực hiện

X

Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

c) KTNN xây dựng khung hướng dẫn để xác định mức trọng yếu thực hiện đối với kiểm toán BCTCDN áp dụng theo thông lệ kiểm toán BCTCDN trong khoảng từ 50% - 75% mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN đã xác định ở trên;

d) Việc chọn tỷ lệ nào (trong khung) áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN. Tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào, KTVNN cần giải thích rõ lý do lựa chọn (mô tả bằng văn bản và có tài liệu kèm theo). Thông qua quá trình tìm hiểu đơn vị được kiểm toán và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, nếu KTVNN xác định rủi ro có sai sót trọng yếu của BCTCDN càng cao thì mức trọng yếu thực hiện càng nhỏ (tương ứng tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện trên mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN càng nhỏ) để phần chênh lệch giữa mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN và mức trọng yếu thực hiện có thể bao phủ được các sai sót không phát hiện được và các sai sót không điều chỉnh.

Ví dụ: Thông thường xác định mức trọng yếu thực hiện được xác định ở tỷ lệ phần trăm (%) thấp (trong khung hướng dẫn) khi có các yếu tố như: Tình hình tài chính yếu kém; có thay đổi nhân sự chủ chốt; thay đổi lĩnh vực kinh doanh; hệ thống kiểm soát nội bộ khiếm khuyết hoặc hoạt động không hiệu quả; năng lực nhân viên không đạt yêu cầu;...

đ) Mức trọng yếu thực hiện đối với khoản mục cần lưu ý thường được xác định ở mức thấp trong khung tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện tại Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của KTNN.

e) Trong một số trường hợp đặc biệt, tùy thuộc hoàn cảnh của cuộc kiểm toán, tỷ lệ % xác định mức trọng yếu thực hiện có thể vượt khung hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này nếu như KTVNN xét đoán rằng mức trọng yếu đó là phù hợp. Tuy nhiên, mức trọng yếu thực hiện luôn luôn phải thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN do khi lập kế hoạch kiểm toán, việc thiết kế các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai sót trọng yếu một cách đơn lẻ dẫn tới khả năng ảnh hưởng lũy kế của các sai sót không trọng yếu đơn lẻ có thể làm cho BCTCDN còn chứa đựng các sai sót trọng yếu hoặc còn có những sai sót có thể không được phát hiện qua quá trình kiểm toán. KTVNN cần phản ánh trong hồ sơ kiểm toán những diễn giải chi tiết hơn về nguyên nhân xác định mức trọng yếu thực hiện vượt quá khung và mức trọng yếu thực hiện vượt khung này phải được sự đồng ý của Lãnh đạo KTNN (Đoàn kiểm toán phải nêu rõ trong tờ trình Khi xét duyệt KHKT tổng quát hoặc điều chỉnh KHKT tổng quát - nếu có).

Trên đây là quy định về xác định mức trọng yếu thực hiện trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Hồ Văn Ngọc
12,650 lượt xem
Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào