Đánh chết tên trộm có phạm tội không?
Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ. Rõ ràng, cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.
Trong trường hợp này, theo quan điểm của chúng tôi việc sử dụng hung khí của người vợ chống trả lại đối tượng đang truy sát mình là cần thiết và tương xứng để bảo vệ tính mạng của bản thân. Hành vi của người vợ dùng dao chém hung thủ gây tử vong trong hoàn cảnh này thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng nên không cấu thành tội phạm là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Bởi lẽ, trong trường hợp này hành vi trái pháp luật của nạn nhân trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, lợi ích hợp pháp của người phạm tội và cả người thân thích của người phạm tội. Nạn nhân trước đó đã cấu thành tội phạm, gây chết người. Người phụ nữ chống trả trong trường hợp này là để bảo vệ tín mạng của mình, hơn nữa trong tình huống này người phụ nữ bị tấn công bất ngờ, không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp.
Tuy nhiên, đấy chỉ là quan điểm dựa trên lời trình bày hiện có. Để có thể có kết quả chính xác, đầy đủ với tình tiết khách quan của vụ án thì cần phải có kết quả điều tra, xác minh từ phía cơ quan có thẩm quyền. Nếu thực sự có dấu hiệu vượt quá ở đây, người phụ nữ cũng có thể bị truy tố về Tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015.
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
...
Do chỉ làm chết một người nên người phụ nữ có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử có thể xem xét tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ, cụ thể là cho hưởng án treo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?