Công tác đo đạc địa hình đáy biển

Tôi hiện đang tìm hiểu về điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên. Liên quan tới vấn đề này tôi có thắc mắc mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi công tác đo đạc địa hình đáy biển được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Cẩm Tiên - Bình Thuận

Công tác đo đạc địa hình đáy biển được quy định tại Điều 48 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể: 

1. Định vị, dẫn đường cho các công tác khảo sát

a) Khi dẫn đường đưa tàu tới vị trí thả trạm quan trắc hoặc thiết bị lấy mẫu, điểm quan tâm trên tàu đo phải được chọn là điểm thả thiết bị tương ứng. Điểm này phải đúng vị trí đã thiết kế;

b) Khi vị trí thả thiết bị đã nằm trong sai số cho phép theo dự án được phê duyệt, tàu phải được giữ ổn định trong phạm vi sai số để thả thiết bị xuống;

c) Khi thiết bị xuống tới vị trí lấy mẫu, vị trí này được đánh dấu lại. Số liệu được ghi ra bao gồm các thông tin: tọa độ, độ sâu, thời gian;

d) Trong suốt hành trình của tàu thực hiện các công tác khảo sát, số liệu định vị được ghi theo chế độ 05 giây 01 lần ghi.

2. Quan trắc thủy triều

a) Nếu khảo sát ở nơi có độ sâu trên 200m, biên độ dao động của thủy triều không làm tổng các số cải chính vượt quá 0,5% độ sâu thì không phải quan trắc và cải chính thủy triều;

b) Các trường hợp còn lại, việc khảo sát phải bao gồm cả quan trắc thủy triều. Trường hợp khu vực khảo sát nằm ngoài vùng có thể sử dụng số liệu thủy triều quan trắc từ các trạm hải văn cố định, sử dụng các thiết bị quan trắc mực nước thủy triều ngoài khơi để xác định mực nước, số liệu mực nước thủy triều phải được kết nối với hệ độ cao nhà nước.

3. Đo sâu đáy biển

a) Tàu đo được dẫn đường theo tuyến thiết kế, trong quá trình đo không được chạy lệch tuyến quá 1mm theo tỷ lệ bản đồ so với tuyến thiết kế (so sánh với vị trí đầu biến âm máy đo sâu), tốc độ tàu chạy tối đa là 08 km/giờ;

b) Khi tàu quay đầu để vào tuyến tiếp theo phải giảm tốc độ và đảm bảo đủ thời gian cho máy cải chính sóng không còn ảnh hưởng bởi gia tốc ngang;

c) Số liệu định vị, độ sâu, la bàn, ảnh hưởng của sóng được phần mềm ghi liên tục suốt tuyến đo, tuyến kiểm tra;

d) Việc đánh dấu điểm đo được thực hiện bắt đầu từ đầu tuyến đo, kết thúc khi điểm đánh dấu cuối đảm bảo bao trùm tuyến đo, khoảng cách giữa 02 điểm kề nhau không vượt quá 200m cho bản đồ tỷ lệ 1:100.000, 400m cho bản đồ tỷ lệ 1:200.000 và 1.000 m cho bản đồ tỷ lệ 1:500.000;

đ) Mọi sự kiện trong quá trình đo đạc địa hình, tên tuyến đo, thời điểm bắt đầu, kết thúc, hướng chạy, file số liệu được ghi chép tỉ mỉ trong sổ đo đạc địa hình;

e) Nếu một trong các thiết bị đo bị lỗi làm mất dữ liệu quá 02 khoảng cách điểm đo thì phải đo lại đoạn đó;

g) Độ ngập đầu biến âm được đo vào thời điểm bắt đầu và kết thúc ca đo. Phải ghi thời điểm đo để cải chính độ ngập đầu biến âm trong xử lý số liệu.

4. Khu vực đặt hệ thống thiết bị được đặt ở mạn trái (hoặc phải), đuôi tàu.

Trên đây là tư vấn về công tác đo đạc địa hình đáy biển. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
168 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào